Trong bối cảnh vấn đề an toàn thực phẩm đang được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Cùng với nhiều vụ thực phẩm bẩn bị phanh phui. Bà nội trợ là người trực tiếp lựa chọn, mua, chế biến thực phẩm cho cả gia đình đau đầu hơn cả. Khi đứng giữa rừng thực phẩm tại chợ, siêu thị làm sao để nhận diện được các loại tươi, ngon, sạch mà an toàn với sức khỏe. Trong đó, cá là món ăn có mặt hầu hết trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

Fishery Products

 

Cách phân biệt cá tươi với cá tẩm hoá chất:

– Để giữ hải sản tươi lâu, một số nơi dùng hóa chất để tẩm ướp. Người dùng nên biết cách phân biệt thực phẩm an toàn với các sản phẩm vẻ ngoài bắt mắt nhưng chứa chất độc hại.

– Chọn hải sản tươi ngon, an toàn, không tẩm hóa chất.

Cá tẩm urê để tươi lâu:

– Một trong những hóa chất thường xuyên được sử dụng để bảo quản hải sản là urê, vì chất này khi hòa tan trong nước sẽ làm tăng độ lạnh, giúp thực phẩm sống tươi lâu hơn. Urê vốn là phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và có giá thành rất rẻ.

– Hải sản chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng khi bị urê ngấm vào thì không còn nguyên chất, và có thể gây ngộ độc cho người dùng. Dù có rửa bao nhiêu lần nước, cũng rất khó loại bỏ hoàn toàn các dẫn xuất độc hại của urê, vốn đã thấm sâu trong thực phẩm.

– Trong cơ thể người, nếu lượng urê quá mức cho phép sẽ gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh… Ngoài ra, chất này có thể chứa các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng, gây ngộ độc, nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp thì tử vong.

meo-nhan-biet-ca-bi-uop-ure-va-hoa-chat

Phân biệt cá tươi sạch và cá có urê:

– Với cá ướp urê, nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường, nhưng độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Khi rửa vài nước, cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển.

– Nên chọn mua loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín. Dù thấy cá mang đỏ tươi, thịt chắc, mình lạnh, nhưng không ướp trong đá bào nhỏ hoặc ngâm trong thau nước có một ít nước đá vụn thì không nên chọn.

Cách phân biệt cá tươi:

– Mắt cá tươi lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Mắt cá ươn thì lõm vào trong hốc mắt, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo hoặc rách nát.

– Hậu môn (trôn) cá tươi thụt sâu vào bên trong, màu trắng nhạt và bụng cá lép. Cá ươn thì hậu môn màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, bụng cá phình to.

– Mang cá tươi màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không nhớt, không có mùi hôi. Mang cá ươn màu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi.

– Vảy cá tươi óng ánh, bám chặt với thân cá, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Vảy cá ươn mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi.

– Ngoài ra, miệng cá tươi ngậm kín, thịt rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay vào thịt cá, còn cá ươn thì ngược lại.

meo-nhan-biet-ca-bi-uop-ure-va-hoa-chat3

Cách phân biệt cá tươi với cá tẩm hoá chất:

Quan sát mang, thân, bụng:

Khi mua cá, bà nội trợ cần cầm lên tay để kiểm tra độ chắc của thịt. Nếu thịt cá nhão thì có thể cá đã bị ươn. Một tiêu chí quan trọng là dùng ngón tay mở mang cá để xem màu sắc bên trong. Nếu mang có màu đỏ tươi tức là cá đang tươi, ngon. Nếu mang có màu đen hay trắng bệch tức là đã chết, ươn, để lâu.

Khi quan sát cá ươn, mang có mùi hôi thối, hơi cách hoa khế. Còn cá tươi có mang dán chặt hoa khế, mang không có mùi lạ.

Ở phần thân cá của cá tươi, để trên bàn tay không bị thỏng hay èo uột. Nếu cá kém tươi, khi để trên lòng bàn tay có thể oằn xuống. Còn cá ươn có dấu hiệu lên men, mùi thối, thậm chí cơ thể oằn xuống và rỉ nước.

Cách dễ dàng quan sát bằng mắt khi thấy cá tươi là cá còn bơi lội trong chậu hay dụng cụ đựng cá để bán. Còn khi mua cá đã chết bạn phải chú ý tới độ nhớt có trên thân cá. Nếu cho con cá đã chết vào trong nước thấy cá nổi lên là cá đã ươn, còn nếu cá chìm xuống tức là cá còn tươi.

Dùng tay sờ trên bề mặt của cá, nhớt bóng còn tức là cá tươi. Quan sát kỹ phần mang và mắt, mắt cá tươi có màu trong suốt, mắt cá ươn bạc trắng, phần vảy còn nguyên và dính chặt thân cá, không bị rời ra.

Với cá ươn, phần vảy dễ bị bong ra, có phần dính và có phần bong loang lổ, bên ngoài nhìn nhợt nhạt, mắt lõm.

Ở cá còn tươi, phần hậu môn màu trắng nhạt, thụt sâu vào phía trong. Còn cá ươn có hậu môn đỏ tía hoặc màu hồng nhạt, bị trương ra ngoài. Quan sát phần bụng ở cá tươi có bụng lép, còn cá ươn có bụng trương phình ra.

Nhìn ở phần miệng có thể nhận biết cá tươi và cá ươn, nếu cá đã chết lâu sẽ có miệng hở ra, còn cá tươi có miệng ngậm kín.

Cá ngậm hóa chất :

Cá bị ngậm hóa chất cụ thể như hàn the, u rê…có thịt mềm nhũn, ấn thì thịt lõm, kém đàn hồi hoặc không đàn hồi. Cá có ướp ure nhìn ngoài tươi, mang cá cũng đỏ hơn bình thường nhưng ngửi kỹ có mùi khai chứ không phải mùi tanh như thường thấy. Đặc điểm dễ nhận dạng nhất là ấn tay lên thân thấy độ đàn hồi không cao, mô thịt nhão.

Khi chế biến, nếu cá có ướp hàn the sẽ thấy bọt đen nổi lên trên bề mặt. Đặc biệt khi ăn thấy xương cá có màu đen, độ ngọt và vị thơm kém. Khi rửa cá sẽ cảm thấy thịt mềm, thậm chí nhão ra, Khi chế biến hay chiên không những không có vị ngon mà thịt bở.

Khi ăn cá, tôm, hải sản có hàm lượng hàn the và u rê cao có thể bị ngộ độc cấp tính. Biểu hiện của ngộ độc cấp tính là đau bụng, chóng mặt, buồn, nôn…có thể bị tử vong do mất nước của tiêu chảy. Với ure hay hàn the đi vào cơ thể sẽ tích tụ dần gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các cơ quan khác như gan, thận, biếng ăn, suy nhược toàn bộ cơ thể.

Nguồn: sưu tầm