Rau xanh và các loại củ, quả (sau đây gọi tắt là rau) là nguồn thực phẩm quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho con người mỗi ngày. Đặc biệt là các loại vitamin, chất khoáng, chất xơ có trong rau giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Một số loại rau còn được xem như loại thực phẩm chức năng, được sử dụng như dược liệu quý giúp tăng cường sức khoẻ và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, việc người tiêu dùng hiện nay có được sử dụng các loại thực phẩm quan trọng này với chất lượng đảm bảo tươi sạch và an toàn hay không đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt.

Sự cần thiết phải sản xuất rau an toàn (hay thường gọi là rau sạch)

rau-an-toan-chi-la-ten-goi-cho-nguoi-dung-yen-tam1

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong rau xanh đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng để tạo ra khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình VSATTP trong nông sản ở Việt Nam, nhất là trong rau xanh đang gây nhiều lo lắng và bức xúc. Tình trạng rau bị ô nhiễm do thuốc BVTV, Nitrat (NO3), kim loại nặng, vi sinh vật (VSV) gây hại đã đến mức báo động từ nhiều năm nay. Kết quả phân tích dư lượng các chất độc hại trong rau của Cục BVTV và Viện BVTV trong thời gian gần đây cho thấy: có tới 30 – 50% số mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, Nitrat và vi sinh vật gây bệnh vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Đó là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng. Chính vì thế, vài năm trở lại đây, vấn đề rau sạch đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.

Những hạn chế chủ yếu của việc sản xuất và cung ứng rau sạch

Hơn chục năm trở lại đây, nước ta đã tiến hành triển khai chương trình rau sạch. Từ Chính phủ đến các bộ ngành ở trung ương và các địa phương, đặc biệt từ năm 2005 tới nay đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách nhằm bảo đảm VSATTP nói chung và phát triển sản xuất rau quả sạch nói riêng.

Đến nay, trên địa bàn cả nước đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau, quả tập trung đã đẩy mạnh phong trào thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đã có những mô hình tổ chức sản xuất, sơ chế, kinh doanh và tiêu thụ rau sạch ở các địa phương khá thành công. Song, trên thực tế, vấn đề sản xuất và cung ứng sau sạch vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, sản xuất rau hiện này còn manh mún, nhỏ lẻ theo truyền thống, chưa quy hoạch thành vùng sản xuất rau sạch, diện tích rau chuyên canh còn ít.

Thứ hai, chưa xây dựng được hệ thống phân phối, tiêu thụ rau sạch một cách hợp lý. Chi phí sản xuất rau sạch cao hơn chi phí sản xuất rau thông thường cùng loại nên chưa khuyến khích được người sản xuất rau sạch phát triển.

Thứ ba, rau sạch vẫn chưa đa dạng về chủng loại thường tập trung ở các loại rau thông dụng như cà chua, rau cải, bắp cải… Do rau sạch không dùng thuốc BVTV, dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên nên loại rau này chóng héo không để được lâu.

Thứ tư, NTD vẫn nghi ngờ về chất lượng các loại rau sạch đang được bày bán trên thị trường. Bởi lẽ, nhiều cửa hàng bán rau treo biển bán rau sạch nhưng lại không rõ nguồn gốc loại rau này được trồng ở đâu và chăm sóc như thế nào..?

Thứ năm, vấn đề VSATTP đối với rau, củ quả chưa thực sự kiểm soát được.

Những điển hình trong việc sản xuất và cung ứng rau sạch cần đã được RXCS nghiên cứu

Mời các bạn tham khỏa cách trồng rau sạch tại nhà của RXCS tại đây

hinh-anh-aquaponics-1-thang1

Rau muống và rau cải được trồng tại nhà

hinh-anh-aquaponics-2-den-3-thang-3

Giàn bầu của hệ RXCS tại nhẩu sạch

Nguồn: sưu tầm