• Một bể cá có dung tích 12 – 75.6 lít, bằng nhựa hoặc thủy tinh
  • Sỏi – tỷ lệ 1kg sỏi / 19 lít nước.
  • Máy bơm công suất 3-4 watt, đẩy cao 46 – 137cm với lưu lượng nước 113 – 380 lít/giờ (tốt nhất là dùng máy bơm phun hay máy bơm có vòng luân chuyển nước ngắn).
  • 1 ống nhựa dài khoảng 30.5cm, gắn vừa với đầu ra của máy bơm.
  • Một máy bơm sục khí tùy theo lượng nước trong bể cá
  • Đá sủi cung cấp oxy cho bể (kích cỡ từ 2.5 – 7.5cm)
  • 1 ống nhựa dài 30.5cm để nối đá sủi và máy bơm sục khí (chọn loại ống nhựa có phi vừa với cửa nạp của máy bơm).
  • Bồn trồng rau – đặt bên trên bể cá. Chiều sâu của giá thể khoảng 7.6 – 20cm.
  • Giá thể – sỏi đậu, đá chân trâu, than gáo dừa, sỏi đất sét, dớn, đổ đầy vào trong bệ trồng rau.
  • Bộ kiểm tra độ pH, và tùy vào mức độ pH đang có sẵn trong bể nước, bạn hãy dùng bộ kiểm tra để điều chỉnh mức pH phù hợp cho loại cá nuôi.
  • Cá giống và hạt giống
  • Các dụng cụ khác:
  • Máy khoan; mũi khoan 0.6cm; 0.5cm; 1.3cm
  • Kéo
  • Băng keo điện

Hệ Aquaponics 6 khay trồng rau 1

Bể nuôi cá – có thể dùng bể kiếng nhựa dẻo plexi, hay bằng các chất liệu khác, như xô nhựa, thùng nhựa, miễn là sạch và có thể chứa khoảng 12 – 75 lít nước, hoặc cũng có thể lớn hơn, tùy theo diện tích mà bạn dành cho mô hình. Thường thì với 1 cái bể khoảng 38 lít nước bạn chỉ cần chừa ra 30cm vuông là đủ. Và một cái vợt bắt cá nhỏ, có thể mua ở mấy cửa hàng chuyên bán cây cá cảnh.

Rải sỏi dưới đáy bể – Sỏi được dùng để tạo môi trường cho vi khuẩn nitrat hóa sinh sôi, chuyển hóa amonia thành nitrit và nitrit thành nitrat. Các cửa hàng bán đồ cho cá cảnh có bán sỏi tự nhiên và sỏi màu. Loại sỏi mà bạn cần là những viên có kích thước khoảng 0.3cm. Bạn phải nhớ rửa sạch sỏi trước khi bỏ vào bể, nếu không mấy viên sỏi có bụi bẩn sẽ làm cho bể nước bị vẩn đục.

Đồ nghề cần có để làm 1 hệ thống Aquaponics

Máy bơm và ống nước – Bạn cần có 1 cái máy bơm nhỏ để bơm nước từ bể cá lên bồn trồng cây. Sau đó, nước từ bồn cây sẽ tự chảy ngược lại xuống bể cá theo quán tính. Ống nước – chiều dài phải phù hợp với độ dài từ bể cá lên bồn cây, đi qua bồn rồi xuống bể, và có đường kính/phi bằng với cửa xả của máy bơm.

Máy bơm sục khí và ống dẫn khí – Máy bơm dùng để tạo ô-xi cho cả bể cá và bệ trồng rau. Ống dẫn khí được nối từ máy bơm đến đá sủi khí dưới đáy bể. Đá sục khí sẽ phá vỡ những bong bóng khí do máy bơm tạo ra thành những bong bóng li ti, làm tăng quá trình cung cấp ô-xi cho bể nước.

Bồn trồng cây – Đặt bồn trồng cây lên trên đỉnh bể cá, chiếc bồn có thể rộng hơn miệng bể một chút. Bồn có thể được làm bằng nhựa, giống chậu trồng cây, hay bằng các vật liệu thay thế khác mà có thể đảm bảo đứng vững trên miệng bể cá. Bạn có thể chế 1 cái bồn bằng kiếng dẻo plexi trong suốt, dùng keo không độc hay bắn silicon để dán các cạnh lại. Bạn nên chừa một chỗ hổng giữa bể cá và bồn trồng rau bằng cách đặt chúng cách xa nhau một chút để ánh sáng có thể lọt vào bể cá.

Giá thể – bao gồm những vật liệu xốp, không gây phản ứng hóa học có tác dụng làm chỗ bám và duy trì độ ẩm cho rễ cây. Ví dụ, đá trân châu, sỏi đất sét, dớn, sỏi đậu và than gáo dừa. Đổ đầy giá thể vào trong bồn cây.

Nguồn: sưu tầm